Trường Mầm non xã Thanh Hưng không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

Thứ tư - 06/11/2024 03:55
      Nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, năm học 2024-2025 trường Mầm non xã Thanh Hưng tiếp tục đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm “ Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” và tiếp cận phương pháp giáo dục STEM/STEAM, để góp phần tích cực trong việc xây dựng nền tảng kiến thức, các kỹ năng cho trẻ, giúp trẻ có cơ hội rèn luyện và phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong việc học tập, vui chơi và các hoạt động hàng ngày.
          Vì vậy ngay từ đầu năm học nhà trường đã chỉ đạo giáo viên ứng dụng phương pháp giáo dục STEM/STEAM vào thực hiện Chương trình giáo dục. Chuyên môn nhà trường đã hướng dẫn giáo viên các lớp mỗi một Chủ đề lựa chọn ít nhất 02 hoạt động giáo dục có tích hợp phương pháp giáo dục STEM/STEAM để giáo viên biết thiết kế các nội dung giảng dạy đa dạng, giúp trẻ tiếp thu và sử dụng những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong tất cả các lĩnh vực.
          Việc áp dụng phương pháp dạy học mới đã được nhà trường triển khai thực hiện tại 15/15 lớp, với 29/29 giáo viên của trường. Trong quá trình thực hiện nhiều giáo viên đã áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của trường/lớp/đối tượng học sinh. Giáo viên sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, các hoạt động để trẻ có cơ hội tham gia trải nghiệm, khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên, hứng thú.
Qua các hoạt động được tổ chức trong ngày như: Hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động lao động…trẻ được tương tác tích cực với những gì diễn ra xung quanh. Bản chất việc học ở trẻ Mầm non là thông qua sự bắt chước, khám phá, trải nghiệm, thực hành để hiểu về những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ, đồng thời trẻ học cách biểu đạt những hiểu biết đó thông qua sự chia sẻ, trao đổi với bạn bè. Vì vậy, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống cũng như các vật liệu khác nhau để khuyến khích trẻ chơi, trẻ hoạt động cùng nhau. Qua đó giúp trẻ  có tư duy sáng tạo về các sự vật, hiện tượng mà trẻ quan sát được, trẻ chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ hoặc điều còn băn khoăn, thắc mắc.
       Nếu như trước kia giáo viên trong trường thường sử dụng phương pháp dạy học truyền thống cô hỏi trẻ trả lời, sử dụng các hình ảnh, đồ dùng một cách thụ động, nhàm chán. Thì sau khi áp dụng phương pháp giáo dục STEM/STEAM theo quan điểm “ Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đa số giáo viên trong nhà trường biết cách tổ chức các hoạt động phong phú, thu hút sự chú ý của trẻ, dẫn trẻ tự tìm hiểu, khám phá và giải quyết vấn đề, đặt ra các cầu hỏi mở, dùng lời khen để khuyến khích trẻ tiếp tục học tập, cũng như tạo cơ hội để trẻ chia sẻ và thể hiện kiến thức của mình.
(Dưới đây là một số hình ảnh Giáo viên các lớp tổ chức các hoạt động giáo dục có áp dụng phương pháp giáo dục STEM/STEAM)
image 20241106151051 7
(Ảnh: HĐ Thí nghiệm Hạt gạo ma thuật- Lớp MG Bé B)
anh 2
(Ảnh: HĐKP Đôi bàn tay kỳ diệu- Lớp MG Lớn B)
anh 3
(Ảnh: HĐ Thiết kế giỏ hoa tặng mẹ- Lớp MG Nhỡ B)
anh 6
(Ảnh: HĐ Khám phá quả Gấc- Lớp MG Nhỡ A)
da van hoa
(Ảnh: HĐAN tích hợp Đa văn hóa - Lớp MG Lớn A)
anh 7
(Ảnh: HĐ Thiết kế khung ảnh gia đình - Lớp MG Nhỡ B)
cam hoa
(Ảnh: HĐTN Cắm hoa nhóm trẻ 24-36 tháng A)
tho
(Ảnh: HĐ LQVH nhóm trẻ 24-26 tháng A)
goc
(Ảnh: Giờ hoạt động góc- Lớp MG lớn A)
TC dan gian
(Ảnh: Trẻ chơi các trò chơi dân gian)
doi 18
(Ảnh: HĐNT - Lớp MGG 3,4,5 tuổi Điểm trường PaPe)
doi 11
(Ảnh: HĐTH- Lớp MGG 3,4,5 tuổi Điểm trường Thôn Thanh Bình)
Tho NT b
       (Ảnh: HĐ LQVH nhóm trẻ 24-26 tháng B)
       Như vậy, phương pháp giáo dục STEM/STEAM trong giáo dục mầm non không phải là một phương pháp hoàn toàn mới, mà chính là sự kế thừa và phát huy tối đa những ưu điểm và khả năng có sẵn của các phương pháp dạy học truyền thống. Việc sử dụng và phối hợp một cách khéo léo, hợp lý các phương pháp dạy học khác nhau sẽ phát huy tính tích cực và sự hợp tác của trẻ. Tùy thuộc vào đặc điểm tiếp nhận kiến thức của trẻ mà giáo viên lựa chọn phương pháp tiếp cận cho phù hợp. Với việc áp dụng các phương pháp dạy học mới theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” vào Chương trình giáo dục nhà trường sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống và hỗ trợ phát triển các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy sáng tạo, khả năng tự chủ và tính chịu trách nhiệm đã mang lại hiệu quả cao trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ. Từ đó tạo bước đệm vững chắc cho hành trình tiến đến thành công trong tương lai của trẻ./. 
                      Nguồn tin: Trường MN xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây